ISO 9001-2015

ISO 9001:2015 6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội

Đăng bởi Cin Dar
6.1.1 Xác định các cơ hội và rủi ro
Nội dung điều khoản

6.1.1  Khi hoạch định hệ thống quản lý chất lượng, tổ chức phải xem xét các vấn đề được đề cập ở 4.1 và các yêu cầu được đề cập ở 4.2 và xác định các rủi ro và cơ hội cần giải quyết nhằm:

a) mang lại sự đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng có thể đạt được (các) kết quả dự kiến;

b) nâng cao những tác động mong muốn;

c) ngăn ngừa hoặc giảm bớt những tác động không mong muốn;

d) đạt được cải tiến,

Các rủi ro và cơ hội phải phù hợp với bối cảnh của tổ chức của bạn (Điều khoản 4.1), cũng như bất kỳ bên quan tâm nào (Điều khoản 4.2). Bạn nên đảm bảo rằng tổ chức của bạn đã áp dụng phương pháp xác định rủi ro này một cách nhất quán và hiệu quả.

Mặc dù rủi ro và cơ hội phải được xác định và giải quyết. Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 không yêu cầu đối với quy trình quản lý rủi ro chính thức được lập thành văn bản hoặc ma trận rủi ro. Chỉ cần chứng tỏ được rằng tổ chức của bạn có một phương pháp cho phép xác định hiệu quả được các rủi ro và cơ hội liên quan đến việc lập kế hoạch. Nhưng việc này rất khó, nên chúng tôi khuyến khích các bạn lưu lại các hoạt động liên quan đến việc xác định rủi ro và cơ hội, cũng như các kết quả đầu ra của các hoạt động đó (các hành động đối ứng đối với các rủi ro và cơ hội – xem thêm tại công cụ phân tích SWOT).

6.1.2 Lập kế hoạch hành động cần thiết để giải quyết các rủi ro và cơ hội
Nội dung điều khoản

6.1.2  Tổ chức phải hoạch định:

a) các hành động giải quyết những rủi ro và cơ hội này;

b) cách thức để:

1) tích hợp và thực hiện các hành động vào các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng (xem 4.4);

2) xem xét đánh giá hiệu lực của những hành động này.

Hành động được thực hiện để giải quyết rủi ro và cơ hột phải tương ứng với tác động tiềm ẩn tới sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.

CHÚ THÍCH 1: Các phương án giải quyết rủi ro có thể bao gồm tránh rủi ro, chấp nhận rủi ro để theo đuổi cơ hội, loại bỏ nguồn rủi ro, thay đổi khả năng xảy ra hoặc hệ quả, chia sẻ rủi ro hoặc duy trì rủi ro bằng quyết định đúng đắn.

CHÚ THÍCH 2: Cơ hội có thể dẫn đến việc chấp nhận thực hành mới, tung ra sản phẩm mới, mở thị trường mới, tiếp cận khách hàng mới, xây dựng quan hệ đối tác, sử dụng công nghệ mới và các khả năng mong muốn, khả thi khác để giải quyết nhu cầu của tổ chức hoặc khách hàng của tổ chức.

Khi lập kế hoạch cho hệ thống quản lý chất lượng, hãy đảm bảo rằng bạn cũng dưa vào các yêu tố rủi ro và cơ hội. Tổ chức của bạn nên thực hiện một cách tiếp cận có kế hoạch (từng bước) để giải quyết rủi ro và hiện thực hóa các cơ hội, và mọi hành động được thực hiện đều đã được ghi lại. Các lựa chọn để giải quyết rủi ro và cơ hội được đề cập cụ thể trong CHÚ THÍCH 1 và CHÚ THÍCH 2 của điều khoản. Các bằng chứng có thể là:

  • Biên bản cuộc họp lãnh đạo.
  • Phân tích SWOT.
  • Phân tích PESTEL.
  • Các hoạt động lập kế hoạch, phân tích, đánh giá.
  • Hồ sơ đánh giá hoặc xác định rủi ro.

Vietnam Quality & Productivity Group (VQPG)
Website: https://vnproductivity.com
FB Fanpage: https://www.facebook.com/vnproductivity
FB Group: https://www.facebook.com/groups/vnproductivity

Thông tin tác giả

Cin Dar

Cin Dar hiện đang công tác tại một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, chuyên phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, cũng như hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở khu vực. Với kinh nghiệm nhiều năm về các lĩnh vực Phát triển chuỗi cung ứng, Cải thiện Năng lực sản xuất và Quản trị chất lượng ở các tập đoàn Âu-Mỹ cũng như Nhật Bản.

Để lại bình luận

error: